Tìm Hiểu Cách Học Tiếng Anh Qua Phim Ảnh
Vài năm gần đây nở rộ phong trào cho trẻ học tiếng Anh qua phim ảnh. Vậy có những cách nào để học Tiếng Anh qua phim? Các bạn hãy đọc bài viết này và tìm hiểu cùng English Tree Method nhé!
Tìm Hiểu Cách Học Tiếng Anh Qua Phim Ảnh
Tìm hiểu về khái niệm
Có 4 cách học Tiếng Anh qua phim đó là: lồng tiếng phim, thuyết minh phim, tường thuật phim và bình luận phim. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng là gì nhé.
1. Lồng tiếng phim (Dubbing)
Lồng tiếng phim là cả đội ngũ diễn viên sẽ cùng nói vào lời nhân vật, biểu đạt cả tiếng gào khóc, cười, từng cảm xúc của nhân vật trong phim. Thông thường, tiếng gốc của nhân vật sẽ được tắt hoàn toàn, và tiếng mới sẽ thay thế.
Lồng tiếng thường khó và đòi hỏi trình độ diễn xuất giọng nói cao. Lồng tiếng hay được sử dụng để phiên dịch bộ phim nước ngoài về tiếng Việt.
>> Xem thêm: Các Tips Tạo Hứng Thú Học Tiếng Anh Cho Bé
2. Thuyết minh phim (Movie Voice-over)
Thuyết minh phim là khi một thuyết minh viên sẽ đọc lời thoại của tất cả các diễn viên trong bộ phim, có thể song song hoặc chậm hơn 2, 3 giây so với giọng gốc của diễn viên. Tiếng của diễn viên sẽ nhỏ xuống, để thuyết minh viên nói chính và rõ ràng hơn.
3. Tường thuật phim (movie narration)
Tường thuật phim là trong khi đương chiếu 1 bộ phim, tường thuật viên kể lại câu chuyện, sự việc, phù hợp với những bộ phim ít lời thoại, thậm chí không lời.
Nếu có đoạn đối thoại, tường thuật viên có thể chuyển thể thành gián tiếp để kể lại điều diễn viên nói.
4. Bình luận phim (movie commentary)
Bình luận phim là khi xem cả bộ phim, hoặc xem từng cảnh rồi tạm dừng, và một hoặc nhiều bình luận viên nêu phân tích, nhận xét, giải thích hoặc phán đoán về sự việc hoặc hành vi của nhân vật trong phim. Hình thức bình luận phim này thường xuất hiện trên đài, truyền hình.
So sánh ưu điểm và nhược điểm qua các cách học Tiếng Anh qua phim
Mỗi phương pháp lại sẽ có những ưu nhược điểm riêng.
1. Lồng tiếng phim (movie revoicing)
Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của lồng tiếng phim nhé!
1.1. Ưu điểm
Trẻ thường được học thuộc lời thoại của 1 nhân vật mà trẻ thích, rồi đọc lại toàn bộ điều mà nhân vật đó nói.
Ví dụ, trong bộ phim "Saving" có cảnh anh hỏi em "em ngã có đau không", em trả lời "em không sao". Thì trẻ sẽ nói đè lên giọng nhân vật bằng tiếng Anh "Are you alright, bro!?", "I'm okay".
Cách này giúp mẫu câu thấm sâu vào đầu trẻ, cộng thêm ngữ điệu, cảm xúc, điệu bộ được trẻ bắt chước. Trẻ được thu thập nhiều mẫu câu hay, và tăng khả năng phát âm.
1.2. Nhược điểm
Nếu chỉ dựa vào lồng tiếng thôi, trẻ vẫn chỉ đang "nhại lại" mẫu câu có sẵn. Trẻ chưa được đưa vào tình huống thật. Cách này không cần trẻ phải tương tác và đưa ra những câu văn sáng tạo, quyết đoán của riêng mình.
Nhiều cha mẹ, thầy cô rất tích cực cho con lồng tiếng phim với hi vọng con sẽ "nói" và "phản xạ" tốt. Nhưng cần thực tế hóa rằng "làm gì nhiều" thì giỏi nấy. Trẻ đọc nhiều, bắt chước nhiều thì sẽ giỏi đọc, giỏi bắt chước. Chứ không hề giỏi "nói" và "giao tiếp".
Do vậy, bài tập này cần được bổ sung với những loại bài tập có tính tương tác để khắc phục các điểm bất lợi trên.
2. Tường thuật phim (movie narration)
Bước tiến xa hơn của việc chỉ nhại lại lời thoại (mô phỏng "voice-over" hay "dub"), là "tường thuật" lại dòng câu chuyện, điều mà thực sự kích thích khả năng bật nói của trẻ.
Bé tường thuật phim
2.1. Ưu điểm
Cách này sẽ giúp trẻ nhìn những chuỗi sự việc trôi qua với tốc độ khá nhanh. Trẻ phải lục lọi từ vựng và sắp xếp chúng tức thì, để sản xuất được câu văn. Hơn nữa, trẻ được quyền tự do sử dụng vốn hiểu biết của riêng mình.
Cùng 1 hình ảnh trong phim là "2 anh em nghèo bỏ lọ từng đồng xu", một bạn mới học phương pháp tường thuật phim này có thể chỉ cần nói "There are 2 boys. They are poor. They save money". Còn một bạn đã học lâu có thể nói được câu như: "There are 2 poor brothers who save every coin into their jar". Theo cách này, trẻ học được cách quan sát và mô tả phim, truyện, ảnh, một cách tinh tế. Trẻ có thể "sản xuất" được câu từ nhanh chóng.
Ưu điểm nữa không thể bỏ qua là nó phát huy sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ của trẻ, vì rõ ràng có nhiều cách để biểu đạt cùng 1 ý. Đây là điều "lồng tiếng đơn thuần" không làm được.
2.2. Nhược điểm và cách khắc phục
Nhược điểm của hình thức này là đôi khi cảnh phim trôi qua quá nhanh mà từ vựng của trẻ còn hạn chế.
Cách khắc phục rất đơn giản:
-
Cách thứ nhất: Giáo viên, phụ huynh hãy đảm bảo độ vừa sức của nguồn video, để trẻ vừa thấy thách thức, vừa không bị chới với.
-
Cách thứ 2 là thay vì để cả bộ phim tự trôi, hãy bấm "tạm dừng" sau mỗi cảnh, để trẻ đủ thời gian "huy động" từ vựng và ý tưởng diễn đạt.
-
Cách thứ 3 là cho trẻ xem vài lần cùng 1 video đó, ở mỗi lần, hãy sử dụng Q and A (hỏi đáp) để kích thích sự tò mò và tương tác của trẻ.
3. Bình luận phim (movie commentary)
Cách này là cách hay và hiệu quả nhất của "bài tập tiếng Anh". Khi chúng ta tôn trẻ lên vị trí quan trọng, đó là "bình luận viên". Đây là cách duy nhất (bứt phá so với 2 cách trên).
3.1 Ưu điểm
Cách này có khả năng khơi dậy tư duy logic, so sánh, đối chiếu, phản biện, phân tích nguyên nhân, phán đoán tương lai.
Cùng cảnh "2 anh em nghèo bỏ lọ từng đồng xu", trẻ được học phương pháp "movie commentary" sẽ:
-
So sánh 2 đứa trẻ này với chính mình, với trẻ khác có điều kiện hơn
-
Phân tích rằng mẹ chúng đang sống ở phương xa và cuộc sống hẳn cũng vất vả lắm
-
Chúng là 2 anh em hiếu thảo, và có trách nhiệm
-
Phán đoán rằng chúng tiết kiệm từng xu để mua 1 đồ vật gì đó, hoặc để đóng 1 chi phí nào đó.
Khi ấy, trẻ không còn học tiếng Anh như 1 môn học thông thường nữa. Trẻ sẽ sử dụng tiếng Anh như 1 công cụ để học về cuộc sống. Trẻ sẽ dùng tiếng Anh để mài giũa những kỹ năng mềm quan trọng khác của xã hội hiện đại
Một trong những ưu điểm quan trọng của bình luận phim đó là trẻ có thể nói lên suy nghĩ của bản thân mình. Trẻ sẽ cởi mở hơn, bộc bạch suy nghĩ và cảm xúc của mình. Người lớn qua đó cũng hiểu thế giới quan của trẻ hơn.
>> Xem thêm: 5 Lý Do Ba Mẹ Nên Chọn Chương Trình HERO KIDDOS
3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, cách này có nhược điểm đó là đôi khi nội dung phim hoặc bình luận xung quanh phim có thể chứa đựng yếu tố nhạy cảm với hoàn cảnh của trẻ. Vậy người lớn cần lưu ý lựa chọn phim, và lựa chọn cách tiếp cận để không làm tổn thương trẻ.
Nhược điểm khác là ở đâu có phản biện, tranh luận, ở đó có cãi vã. Vậy người chủ trì bình luận phim cần vừa cứng rắn, công tâm, vừa mềm mỏng, lắng nghe các "bình luận viên". Để mọi người hiểu rằng "agree to disagree" (đồng ý với các bất đồng).
Kết luận
Thời đại của các bé trong tương lai sẽ không đơn giản là 'học' tiếng Anh mà là 'dùng'. Chính vì chặng đường học của các bé không hề ngắn. Nên các con cần được tạo hứng thú học tiếng Anh để sẵn sàng cho con đường làm chủ tiếng Anh phía trước.
Hero Kiddos đã và đang không ngừng cải thiện các phương pháp dạy cho các con. Những cách tiếp cận luôn được thay đổi để tăng hiệu quả tiếp thu của bé. Chúng tôi luôn đứng bên cạnh đồng hành trên con đường chinh phục tiếng Anh cùng các bé.
Cô Trang Teresa - Chiến lược học tiếng Anh tối ưu - English Tree Method
Hotline: 039 238 7925
Website: https://englishtreemethod.vn