7 Bước Xây Dựng Ngôi Nhà Song Ngữ Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ được tiếp cận và cung cấp những kiến thức, nâng cao tư duy, khả năng ghi nhớ. Chúng ta nuôi con song ngữ chứ không đơn thuần là dạy con Tiếng Anh. Vì vậy cần xây dựng một môi trường Tiếng Anh, ngôi nhà song ngữ Montessori cho bé. Ba mẹ cần chuẩn bị những gì để biến ngôi nhà song ngữ mang hơi thở Montessori?
Giới thiệu qua về phương pháp Montessori
Montessori là phương pháp giáo dục được lên theo người sáng lập người Ý Maria Montessori. Phương pháp giáo dục này đã được hoàn thiện và đã tạo nên những bước giáo dục độc đáo, hiện đại. Montessori được áp dụng trong giáo dục mầm non và tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở cho bé. Phương pháp này giúp con tự lập và phát triển tâm lý tự nhiên cho các con.
7 bước xây dựng ngôi nhà song ngữ Montessori
Trong cuộc hành trình song ngữ cùng con, ba mẹ có thể tham khảo cách xây dựng ngôi nhà theo phong cách Montessori. Cùng đi mở cửa vào nhà để khám phá!
>> Xem thêm: Cách Xây Dựng Thực Đơn Học Tiếng Anh Cho Bé
Bước 1 để xây dựng ngôi nhà song ngữ Montessori từ cửa ra vào
Từ cửa ra vào, nên có ít nhất 3 đồ sau:
- Một bộ móc treo mũ, áo khoác, túi xách
- Một chiếc gương vừa tầm con để con ngắm nghía bản thân trước khi ra ngoài
- Một chiếc ghế để con ngồi tự xỏ giầy dép.
Bước 2: Sàn nhà
Nào, sau không gian chuyển tiếp “entry way”, bạn tiến vào bên trong nhà. Điều tiếp theo ta nhìn thấy là phần sàn nhà. Nếu sàn gạch đá nhiều màu sắc họa tiết phức tạp, cũng có thể gây rối thị giác cho bé. Trong trường hợp không thể "đập đị xây lại" sàn nhà thì bạn có thể sử dụng thảm. Hãy mua 1 chiếc thảm nhỏ xinh khoảng 60*40 cm không có họa tiết gì quá rối mắt hoặc thảm trơn. Thảm nhiều họa tiết không cần thiết để con phát triển. Ưu tiên chọn loại thảm có thể cuộn lại để đứng được. Khi không cần sử dụng thì có thể cuộn lại, cất gọn vào một góc.
Bước 3 xây dựng ngôi nhà song ngữ Montessori - Tường
Phần tường nên có khoảng trống để con có thể tự khám phá. Nếu trên tường chưa có 1 không gian nào để con có thể thoải mái đứng và vẽ vời. Ba mẹ đừng ngại mua 1 bảng treo tường vừa kích cỡ con, hoặc dán giấy lên rồi thay dần cũng được.
Bước 4: Thêm đồ dùng, bớt đồ chơi (More tools, less toys)
Sau khi trang trí và thiết kế cho sàn với tường rồi, giờ chúng ta hãy bước tiếp vào phòng chơi của con. Có lẽ phần lớn ba mẹ sẽ sắm nhiều đồ chơi cho con. Vậy nên trong phòng bé rất nhiều đồ chơi mà đồ dùng thì hạn chế. Đồ chơi là Toys, giúp con thư giãn đầu óc và giải trí. Đồ dùng là Tools, là đồ dùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày của con. Những vật dụng này giúp con tự chủ hơn, thoải mái và làm quen với ngôi nhà và quen tương tác với người lớn.
Thì ba mẹ hãy dắt tay con đi chọn đồ những món đồ hữu ích cho con, ba mẹ có thể tham khảo:
- Chiếc ghế ngồi vệ sinh nếu con chưa có ghế ngồi vừa vặn.
- Bộ bát đũa của người lớn trong nhà có thể không vừa tay của con, ba mẹ nên mua cho con bộ dụng cụ ăn nhỏ, phù hợp cho con.
- Khi bé tham gia phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, nhưng các vật dụng quá lớn so với con. Ba mẹ có thể sắm thêm các vật dụng dọn dẹp nhà như chổi, xẻng, giẻ... vừa với con.
- Các con muốn khám phá các công việc trong bếp và cùng nấu ăn với ba mẹ, hãy mua thêm tạp dề cho con để tăng sự hào hứng cho bé.
Bước 5: Stepping stool giúp con lấy đồ
Stepping stool là ghế tam cấp giúp con lấy đồ, ví dụ giá để bát, thìa quá cao, có có thể dùng ghế để tự lấy đồ. Bé cũng có thể tự lập lấy đồ ăn hoặc nước uống ở những nơi cao nhờ vào chiếc ghế này. Bồn rửa tay trong nhà quá cao, khi bé tự rửa tay hoặc rửa đồ vừa sử dụng, dùng đến ghế để dùng bồn rửa tay.
Bước 6: Bộ bàn ghế vừa cỡ cho bé
Ba mẹ đừng ngại mua cho con 1 bộ bàn ghế mà Montessori gọi là “child-size”. Bộ bàn ghế vừa tầm vóc bé giúp con thoải mái ngồi và sinh hoạt trong phòng mình. Bé cũng sẽ hào hứng khi sở hữu được đồ vật và dụng cụ cho riêng mình.
>> Xem thêm: Giải Đáp 6 Băn Khoăn Dạy Con Song Ngữ Của Ba Mẹ
Bước 7: Dán nhãn trong ngôi nhà song ngữ Montessori
Ba mẹ muốn con học tiếng Anh nhưng chỉ đồ gì trong nhà đều không biết tên?
Ba mẹ hãy mua miếng dán và viết tên các đồ vật. Dán những miếng dán đó lên đồ vật để con làm quen với mặt chữ. Nếu ba mẹ lo dán nhãn không bóc ra được và keo dính dính trên đồ vật trong nhà. Thì hãy đặt lên bàn cân: “Bạn muốn giữ đồ hay bạn muốn con nhớ được hết tất cả các từ đó?” Để con nhớ được, con cần phải nghe, nhìn thấy chúng mỗi ngày.
Kết luận
Chúng tôi luôn chú trọng vào phát triển kỹ năng của từng học viên. Trung tâm English Tree Method và đội ngũ giáo viên chú trọng đến phương pháp dạy tiếng Anh vững chắc từ gốc rễ. ETM lấy làm vinh dự khi được trở thành người đồng hành trên con đường chinh phục tiếng Anh của các học viên.
Chiến lược học Tiếng Anh tối ưu - English Tree Method
Hotline: 039 238 7925
Website: https://englishtreemethod.vn