Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Có Thực Sự Cần Thiết?

Chắc hẳn nhiều vị phụ huynh đã từng nhìn thấy cụm 'tư duy phản biện'. Đây là một thuật ngữ khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều nơi. Vậy 'tư duy phản biện' được hiểu như nào và có thực sự cần thiết để luyện tư duy phản biện cho các con hay không? Cùng English Tree Method tìm hiểu kỹ hơn về tư duy phản biện trong bài viết nhé!

Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Có Thực Sự Cần Thiết?

Tư duy phản biện là kỹ năng như thế nào?

Tư duy phản biện là kỹ năng hữu ích trong cuộc sống. Tư duy phản biện hay Critical Thinking là kỹ năng phân tích, đánh giá và truy vấn các giả thuyết, ý kiến. Sau đó là quá trình hình thành suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân. Kỹ năng này giúp các con tự hình thành lối tư duy cho mình. Từ đó, khi các bé nhìn nhận vấn đề sẽ đa chiều và sâu sắc hơn. Có nhiều mức độ của tư duy phản biện mà phụ huynh có thể rèn cho trẻ.

Lợi ích của tư duy phản biện

Không chỉ với các bé, với người lớn, tư duy phản biện cũng có những lợi ích tốt như:

  • Khi tổng hợp và phân tích, sẽ hình thành cách xử lý vấn đề logic và khách quan hơn.

  • Để tiến hành nhìn sâu vào các lớp của vấn đề, các bé sẽ luyện được các lập luận chặt chẽ. Khi tiếp cận một vấn đề, các con sẽ đánh giá chúng qua nhiều lăng kính. Ví dụ như suy nghĩ về việc lãng phí thức ăn. Các bé sẽ nghĩ tới nếu thức ăn bỏ thừa sẽ ra sao, còn người làm những đồ ăn đó khi thấy thành quả của mình bị vứt đi họ sẽ nghĩ như nào...

  • Trẻ muốn diễn tả suy nghĩ và lập trường sẽ cần tới khả năng sắp xếp từ ngữ. Trình tự các ý chặt chẽ sẽ giúp quan điểm rõ ràng, mạch lạc.

  • Mỗi lúc tiếp cận ý kiến nào, con sẽ học tiếp thu kiến thức và đọc các ý kiến tham khảo. Dần dà việc này xây dựng cho các con khả năng nắm bắt vấn đề.

  • Nếu tiếp cận vấn đề bằng một hướng sẽ dễ đi vào ngõ cụt, vậy nên phải tư duy theo lối khác. Lối suy nghĩ này tăng khả năng sáng tạo và kích thích các ý tưởng đâm chồi trong trí tưởng tượng của con.

>> Xem thêm: Cách Luyện Tư Duy Tiếng Anh Cho Bé

Các cấp độ luyện Critical Thinking

Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Có Thực Sự Cần Thiết?

Critical Thinking được phân thành 6 cấp độ:

Cấp độ 1: Trình bày nội dung rõ ràng

Khi bắt đầu hình thành suy nghĩ đa chiều, phản biện cần bắt đầu từ cấp độ này. Cấp độ đầu tiên, bé có khả năng trình bày ý kiến đúng hướng. Có thể trình bày quan điểm rõ ràng mà không xa đà ra ngoài chủ đề.

Cấp độ 2: Bé tự xây cấu trúc thể hiện ý kiến

Ở mức độ này, các con sẽ sắp xếp được cách trình bày ý kiến. Khả năng sử dụng câu từ khoa học, theo trình tự rõ ràng. Các lỗi cơ bản như lặp ý hay trình tự lôn xộn đã được khắc phục.

Mức độ 3: Bé có khả năng tranh luận cơ bản

Trẻ có thể hiểu sâu vào vấn đề tranh luận và có lập trường ý kiến riêng.  Đồng thời, các con có thể tham gia hùng biện và thuyết trình bảo vệ ý kiến. Ba mẹ có thể hướng dẫn các con cách thu thập thông tin và tiếp cận vấn đề. Từ mức độ này, trẻ sẽ học được khả năng chắt lọc thông tin, phản bác ý kiến đối lập. Từ đó, đưa ra các bằng chứng thuyết phục bảo vệ quan điểm.

Mức độ 4: Xây dựng ý kiến và hiệu quả tranh luận

Các cuộc tranh luận nếu không khách quan sẽ dễ trở thành cãi vã, lộn xộn. Nếu bé đã ở cấp độ này, con sẽ có khả năng xây dựng ý kiến và hùng biện tích cực. Tư duy của trẻ sẽ trở nên nhất quán và liên kết logic với nhau.

Mức độ 5: Luyện tập tư duy phản biện

Ba mẹ có thể đưa con tham gia các cuộc thi hùng biện. Nếu thực hành thường xuyên tư duy phản biện, khả năng nhìn nhận vấn đề của các con sẽ trở nên sắc bén. Dần dà, các con sẽ có hệ thống lập luận và tiếp cận vấn đề của riêng mình.

>> Xem thêm: Tăng Khả Năng Thuyết Trình Tiếng Anh Cho Bé

Mức độ 6: Đạt hiệu quả phản biện trong tư duy

Trẻ hoàn toàn có thể tự tin trình bày ý kiến của mình. Các con nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Đây là cấp độ không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Cần trải qua quá trình rèn luyện mới có thể đạt được, vậy nên ba mẹ hãy cùng luyện tư duy với con nhé.

Tư duy phản biện có cần thiết không?

Bản chất của phản biện không phải là quyết định thắng thua. Hoạt động tranh luận là cách vừa trao đổi thông tin, vừa luyện tư duy cho trẻ. Phụ huynh không nên đặt nặng vấn đề thắng hay thua với bé mà nên động viên và kích thích kỹ năng này cho con. Hướng cho con cách suy nghĩ 'out of the box'. Phương pháp nghĩ này giúp con tiếp cận vấn đề bao quát và đa chiều. Càng luyện tập thì kỹ năng giao tiếp của bé cũng càng hiệu quả. Đây là kỹ năng cần thiết cho bé!

Hero Kiddos đã và đang không ngừng cải thiện các phương pháp dạy cho các con. Những cách tiếp cận luôn được thay đổi để tăng hiệu quả tiếp thu của bé. Chúng tôi luôn đứng bên cạnh đồng hành trên con đường chinh phục tiếng Anh cùng các bé.

Cô Trang Teresa - Chiến lược học tiếng Anh tối ưu - English Tree Method

Hotline: 039 238 7925

Website: https://englishtreemethod.vn

Bài viết cùng danh mục