7 Sai Lầm Khi Nuôi Con Song Ngữ Mà Ba Mẹ Nên Biết
Cô Trang Teresa đã đúc kết kinh nghiệm nuôi con song ngữ từ bé gái lớn và thay đổi khi có con gái nhỏ. Cô nhận ra rằng, nuôi con song ngữ khác với dạy con bằng tiếng Anh. Hôm nay, qua bài viết của English Tree Method cùng lắng nghe chia sẻ từ cô Trang Teresa.
Chia sẻ những trăn trở khi nuôi con song ngữ của cô Trang
Nuôi con song ngữ khác với dạy con tiếng Anh. Vì khi dạy con bằng tiếng Anh, mối quan tâm trọng điểm của ba mẹ đang là 'tiếng Anh'. Còn nuôi con song ngữ là chú ý đến cách giáo dục dù trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Bài viết này chia sẻ 7 sai lầm từ chính tôi đã từng mắc phải giúp các phụ huynh tránh trong quá trình 'nuôi con song ngữ'.
7 sai lầm khi nuôi con song ngữ
"Khi bé Ong được 2 tuổi rưỡi, mình bắt đầu chuyển sang nói tiếng Anh gần như hoàn toàn với bé" - theo chia sẻ của cô Trang.
>> Xem thêm: Top Các Trò Chơi Tiếng Anh Tăng Tư Duy Cho Con
Sai lầm 1: Lo lắng về loạn ngôn ở trẻ
Những lo lắng vô căn cứ về loạn ngôn (Groundless worry about language mixing) là vấn đề mà tôi đã từng nghĩ tới. Lúc đầu, bé không làm quen được với ngoại ngữ và yêu cầu ba mẹ phải nói bằng tiếng Việt. Có những lúc mẹ cứ nói tiếng Anh, bạn ấy bực tức, ném cả đồ vật đi. Vì mẹ toàn nói bằng tiếng Anh nên bạn ấy quay sang đòi bố kể truyện. "Bố ơi kể tiếng Việt cho con". Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ về khoa học, vấn đề này liên quan đến hiện tượng Trẻ hoán đổi mật mã ngôn ngữ.
Anna tương tác tiếng Anh với mẹ
Nhiều khi bé trộn cả tiếng Anh và tiếng Việt cùng câu nói, điều này dễ bị hiểu nhầm thành 'loạn ngôn'. Theo khoa học giải thích thì đây là hiện tượng thường gặp để bé có thể nói hoàn toàn bằng tiếng Anh được. Ví dụ như con nói: 'Mommy, bế please!' Bạn ấy đã biết từ mẹ là 'mommy' nhưng lại chưa biết từ 'bế' bằng tiếng Anh là gì nên mượn tiếng Việt để thế vào.
Sai lầm 2 khi nuôi con song ngữ - Nói quá nhiều
Đây là sai lầm thường gặp, các phụ huynh giỏi tiếng Anh hay mắc phải. Ba mẹ nói nhiều, nói không đúng trọng tâm vào đồ vật hoặc khái niệm. Cách khắc phục vấn đề này như sau:
-
Ba mẹ khi giao tiếp với bé bằng ngoại ngữ cần nói ngắn và hạn chế nói quá dài dòng.
-
Kết hợp quan sát con và chỉ cung cấp từ mới ngoại ngữ khi con cần.
-
Để bé tự khám phá đồ vật theo cách của mình và miêu tả lại theo những đồ vật con khám phá được.
Sai lầm 3: Nói phức tạp khi bé lơ đãng
Tương tự như sai lầm thứ 2, nói nhiều, liên tục, phức tạp thường đi đôi với khiến con bối rối. Đây là nguyên nhân khiến con chậm nói. Nói đến đâu là đủ cũng là cả một nghệ thuật.
Ba mẹ có thể tham khảo Chuỗi video về các mẫu câu đơn giản, thú vị mà mình triển khai với em bé sơ sinh Vivian
Sai lầm 4: Nuôi con song ngữ những kiểm soát và áp đặt con quá mức.
Cũng như nhiều ba mẹ, tôi hào hứng chuẩn bị đồ chơi, mẫu câu đi kèm, và mời con chơi cùng. Nhưng khi con không đồng ý, thì tôi dỗi dằn, mè nheo chẳng kém gì con. Các ba mẹ đừng vì đặt kỳ vọng vào con mà áp đặt quá nhiều thứ.
Sai lầm 5: Coi tiếng Anh là tất cả
Có thể đây là bệnh nghề nghiệp, vì tôi yêu tiếng Anh hơn bất cứ bộ môn hoặc hoạt động nào khác. Một cách vô thức, tôi đã đòi hỏi con cũng phải yêu, phải giỏi tiếng Anh như tôi. Và khi con không như kỳ vọng ấy, tôi thất vọng, trách móc con.
Nhận ra vị trí của tiếng Anh chỉ là 1 miếng bánh trong cả chiếc "pizza cuộc sống". Coi nhẹ nó đi 1 chút, sẽ giúp con thả lỏng và đón nhận ngoại ngữ hơn.
Sai lầm 6: Dùng nhiều thiết bị trợ giúp không cần thiết
Những tưởng giúp con trong vận động, sinh hoạt. Nào ngờ, khi con được trợ giúp của các thiết bị như đệm nhún, mũ bảo hiểm, xe tập đi, nôi tự rung lắc… Con trở nên ỉ lại hơn, điều này giống như việc cướp đi cơ hội được tự mình khám phá thế giới xung quanh. Thậm chí con còn có thể mất tự tin khi giao tiếp và phát triển nữa. Sử dụng quá nhiều thiết bị trợ giúp có tác động đến việc biết nói của con nữa. Đây là sai lầm mà mãi sau tôi mới phát hiện ra.
>> Xem thêm: Cách Luyện Tư Duy Tiếng Anh Cho Bé
Sai lầm 7 khi nuôi con song ngữ - Quá bận rộn với công việc
Hiện diện trước các con với bộ dạng cáu gắt, mệt mỏi. Tôi thất vọng vì mình không được vùng vẫy trong công việc. Đây đã là hình ảnh của tôi một thời. Dù là giáo viên, hay giáo sư tiếng Anh đi chăng nữa, thì những “tiêu cực” này chẳng thể được bù đắp cho con.
Năm 2021, tôi lao vào guồng dạy, quản lý và thực sự sung sướng như "hổ thả về rừng" sau 3 tháng ở cữ. Tôi cũng tham vọng tới mức ngay 2 tháng đầu sau sinh đã cuốn gói cho ra lò chuỗi 70 video "English for newborns". Tôi cùng đồng đội viết lời, và edit video ngày xuyên đêm, hoàn thành thần tốc.
Nhưng bé Vivian đang được mẹ chăm sóc 24/7 trong 3 tháng đầu lại dần ít đi thời gian ở cạnh mẹ. Tôi gần như không có thời gian đồng hành cùng 2 bé nhà mình. Nên tôi đã tự điều chỉnh lại thời gian biểu của mình và cân bằng lại thời gian với các con. Tôi cho phép mình "bận" nhưng không "rộn". Mỗi ngày, tập tành nói KHÔNG với sự bận rộn. Để nói CÓ với con, với cơ thể mình, với sức khỏe mình, vẫn là phương thuốc hữu hiệu nhất.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ tận tâm từ cô Trang từ cương vị một người mẹ dạy nuôi con song ngữ đã trải qua. Mong rằng bài viết này đã tiếp thêm sức mạnh cho các bậc phụ huynh khi nuôi con song ngữ.
Cô Trang Teresa - Chiến lược học tiếng Anh tối ưu - English Tree Method
Hotline: 039 238 7925
Website: https://englishtreemethod.vn